Người Việt Nam luôn gìn giữ văn hóa truyền thống từ bao đời nay, từ những phong tục, tập quán, hoạt động trong cuộc sống cho đến những làng nghề truyền thống bao gồm các sản phẩm tinh hoa mà ông cha ta đã gây dựng đều được gìn giữ và phát huy cho đến tận bây giờ.
Trong mỗi ngôi nhà Việt, rất dễ dàng để bắt gặp được những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, đây cũng là một nét văn hóa đậm chất riêng của gia đình người Việt.
Đó là vật dụng hàng ngày quen thuộc, là đồ dùng trang trí cho căn nhà thêm trang trọng và thể hiện được nét truyền thống Việt trong mỗi ngôi nhà.
Tại sao trong mỗi ngôi nhà Việt lại không thể thiếu các sản phẩm mỹ nghệ Việt?
1. Sản phẩm độc đáo, hữu dụng, sang trọng
Mỗi sản phẩm là đặc trưng của mỗi làng nghề, sản phẩm thủ công đúng với tên gọi của nó đều được làm bằng tay và không rập khuôn như máy móc. Nó độc đáo từ chất liệu tạo nên sản phẩm, đến sự cần lao và sáng tạo của người nghệ nhân.
Sản phẩm mỹ nghệ Việt không chỉ để dùng trưng bày, trang trí mà còn sử dụng trong đời sống hằng ngày. Nhờ sản xuất thủ công và trải qua quá trình thực hiện công phu nên sản phẩm mỹ nghệ rất chất lượng và mang nét riêng biệt cho mình.
Chính vì thế, mỗi ngôi nhà Việt đều ít nhiều sở hữu cho mình một vài sản phẩm mỹ nghệ trong nhà để sử dụng và trưng bày tại các gian phòng.
2. Thể hiện văn hóa truyền thống Việt
Mỗi sản phẩm mỹ nghệ đều toát lên nét văn hóa truyền thống của người Việt thông qua họa tiết, hoa văn, màu sắc trên sản phẩm.
Điều đó thể hiện qua những nét bút của người họa sĩ, bàn tay nhào nặn của người nghệ nhân, những ngón tay khéo leo đan thêu, hình ảnh quê hương Việt Nam hiện lên chân thật và rõ ràng trong từng sản phẩm.
Người dùng chính là người cảm nhận và trân trọng điều đó, không chỉ xem đó là một vật dụng bình thường mà nó còn thể hiện bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
3. Dạy con cháu gìn giữ sản phẩm truyền thống Việt
Việc sử dụng các sản phẩm mỹ nghệ Việt trong gia đình góp phần nhắc nhở, truyền dạy về lối sống và sự trân trọng, biết bảo vệ, giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông.
Qua những vật dụng trong nhà là cách giúp con cháu gần gũi nhất với các sản phẩm truyền thống Việt.
4. Giới thiệu văn hóa cho khách đến nhà
Hiếu khách là một trong những đặc điểm của người Việt. Khách đến chơi nhà là cách tạo tình thân gắn kết giữa mọi người với nhau. Đây cũng là cơ hội để giới thiệu đến khách về những sản phẩm truyền thống Việt.
5. Bảo tồn và phát huy
Sử dụng sản phẩm mỹ nghệ là cách mà mỗi người dân Việt Nam chúng ta bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống dân tộc, bày tỏ sự biết ơn và cảm phục những nghệ nhân Việt đã tạo nên tinh hoa cho đất nước.
Góp phần mang sản phẩm văn hóa truyền thống đến nhiều quốc gia khác cùng biết đến.
Từ bao đời nay, người Việt vẫn giữ bản sắc văn hóa truyền thống Việt rất riêng cho mình. Có lẽ truyền thống yêu nước chính là giá trị văn hóa bất biến của dân tộc Việt Nam.
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Điều đó không chỉ thể hiện qua đời sống hàng ngày, mà còn qua các vật dụng trong mỗi gia đình.
Người Việt Nam trân quý văn hóa và truyền thống Việt nên trong mỗi gia đình ta dễ bắt gặp những sản phẩm cổ truyền, là tinh hoa của nghệ nhân Việt tại các làng nghề truyền thống mà cha ông ta gìn giữ bao lâu nay.
Nếu để ý một chút, đa số trong mỗi căn nhà của người Việt đều bày trí bàn thờ cúng tổ tiên, nhằm tưởng nhớ và cung kính đối với người đã khuất, cho nên bất cứ gia đình nào, ngoại trừ một số tôn giáo khác thì dù gia đình nghèo khó hay khá giả đều dành một nơi trang trọng để thờ cúng.
Bộ đồ thờ cúng gốm sứ
Bộ đồ thờ cúng bằng đồng
Phòng khách được xem là mặt tiền của căn nhà, là nơi để đón tiếp khách ra vào cho nên người Việt rất chú trọng bày trí cho phòng khách. Ngoài những vật dụng quen thuộc như đồng hồ, lịch treo tường thì tranh ảnh là vật dụng trang trí vô cùng bắt mắt và sang trọng. Những dòng tranh phải kể đến đó là tranh sơn mài, tranh thư pháp và tranh đá quý là ba dòng tranh mang nét đặc trưng truyền thống văn hóa Việt.
Tranh sơn mài
Có thể nói tranh sơn mài là cả một nghệ thuật văn hóa của người Việt, các nghệ nhân sơn mài phải trải qua một quy trình làm sơn mài mất từ 3-6 tháng mới có thể cho ra một tuyệt phẩm tranh hoàn chỉnh. Tranh sơn mài đặc trưng bởi chất liệu quen thuộc từ vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc và mang tính truyền thống bởi bàn tay vẽ của người họa sĩ sơn mài bằng trái tim và tấm lòng, họ đã khắc họa lên tranh hình ảnh của làng quê Việt Nam, sông nước, con người, và văn hóa Việt.
Tranh thư pháp
Ngoài tranh trang trí thì các lọ hoa, hũ rượu, lộc bình cũng là vật trang trí và sử dụng phổ biến trong mỗi ngôi nhà Việt.
Lộc bình Bát Tràng
Người Việt đặc biệt trân trọng bữa cơm gia đình sum họp bên nhau, cái đầm ấm, hạnh phúc của họ chỉ giản dị bên mâm cơm gia đình. Từ xưa đến nay bộ bàn ăn Gốm Bát Tràng đã khá quen thuộc với mọi nhà bởi đặc tính của nó cốt gốm dày, chắc tay, khó nứt vỡ, nung ở nhiệt độ 1300 độ C cực kì an toàn sử dụng và giá thành rất bình dân cho nên mọi nhà đều có thể sử dụng được.
Bộ bàn ăn gốm Bát Tràng
Người Việt có thú vui uống trà. Uống trà không chỉ là một thức uống mà đã trở thành một nét văn hóa xưa – nay. Ở miền quê, sau một ngày lao động mệt nhọc, xóm láng giềng thường tập hợp để thưởng trà vừa trò chuyện cùng nhau. Ở thành phố, dù bận rộn đến mấy, khách đến nhà cũng mời khách một cốc nước hay một chén trà.
Cho nên, dường như bộ bình trà là vật dụng không thể thiếu trong bất cứ gia đình Việt nào.
Bộ bình trà gốm Bát Tràng
Tại thư viên hay phòng đọc, phòng làm việc thì trưng bày các vật phẩm như trống đồng, thư pháp, câu đối hoặc tượng đồng có ý nghĩa với mỗi người và tạo động lực để làm việc và học tập.
Có thể thấy, người Việt Nam thể hiện tinh thần yêu nước và gìn giữ văn hóa truyền thống của nước mình trong từng vật dụng trong gia đình.
Tranh đồng khắc họa trống đồng
Mỹ Nghệ Việt chuyên cung cấp sản phẩm từ thủ công mỹ nghệ đặc sắc.
Hotline: 0903 30 9989 – 1900 63 60 76
Showroom: Số 4 – Đường 19 – P.An Phú – Quận 2 - HCM
(MNV)